Ý nghĩa kiến trúc của cổng tam quan
1. Sơ bộ kiến trúc cổng tam quan
Cổng tam quan đá xuất hiện rất nhiều trong các công trình kiến trúc cổ xưa của người Việt như một mẫu cổng đình, chùa, miếu, lăng mộ đặc trưng. Tam quan nghĩa là ba cửa, cổng tam quan là cổng được chia làm ba lối vào một lối chính lớn nhất ở giữa, hai lối ngách nhỏ hơn ở hai bên. Mỗi lối vào sẽ cách nhau bởi cột hoặc vách ngăn.
Cổng tam quan thường được làm bằng gỗ, gạch, đá… Phía trên cổng sẽ có mái ngói lợp với hoa văn rồng điển hình của văn hóa xưa. Trên hai cột hai bên cổng chính có khắc câu đối, phía trên cổng chính gọi là trán cổng sẽ đặt tên đình, chùa, miếu, lăng mộ nếu cổng tam quan thuộc quần thể kiến trúc ấy hoặc cũng có thể là tên cổng như cổng tam quan Rạch Giá nằm trên đường Nguyễn Trung Trực thành phố Rạch Giá.
Cổng tam quan được chia làm hai loại chính là cổng tam quan có gác và cổng tam quan tứ trụ
- Cổng tam quan có gác: là cổng phân chia các lối đi bằng vách ngăn và phía trên thường để chuông, khánh có thể là một mái, hai mái, ba mái
- Cổng tam quan tứ trụ: là cổng mà các lối đi chỉ phân chia nhau bởi các cột. Cổng được cấu tạo gồm bốn cột chia làm ba lối.
2. Quan niệm về cổng tam quan
Cổng tam quan chùa, đình, đền, lăng mộ,… là một nét đặc trưng trong kiến trúc cũng như văn hóa Việt. Quan niệm về cổng tam quan cũng có khác biệt giữa những giai cấp, tín ngưỡng xưa.
Quan niệm của Phật giáo
Trong Phật giáo ý nghĩa phổ biến nhất của cổng tam quan là nó tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo bao gồm: Hữu Quan, Không Quan và Trung Quan. Trong đó Hữu Quan thể hiện cái Sắc (giả), Không Quan thể hiện cái Không (vô thường) và Trung Quan thể hiện cái trung, sự dung hòa giữa Sắc và Không.
Nhưng cũng có những quan niệm khác cho rằng cổng tam quan là ý niệm về Tam giải thoát môn bao gồm vô tác, vô tướng, vô không để có thể bước vào cõi Niết Bàn. Khi con người hiểu rõ ý nghĩa của ba cửa này mới có thể thoát tục, bỏ qua những thị phi, khổ đau, ai oán để tìm được sự an lạc, bình yên.
Một số quan niệm cũng cho rằng cổng tam quan là dành cho Tam bảo.
Quan niệm của thời đại vua chúa xưa
Theo phép tắc vua chúa thời xưa cổng tam quan là để phân chia cấp bậc khi đi qua. Vua chúa sẽ đi cửa chính, quan văn sẽ đi cửa tả, quan võ sẽ đi cửa hữu. Vì lẽ đó mà tất cả các công trình đền, chùa, đình, miếu,… đều phải thiết kế cổng tam quan để đón vua chúa về thăm. Ngày thường cửa chính sẽ được đóng chỉ mở cửa hữu và cửa tả, chỉ mở khi có lễ hội lớn hoặc vua chúa về thăm.
Những mẫu cổng tam quan đá đẹp
Đặt làm cổng tam quan đá đẹp ở đâu
Nhận đặt làm gia công cổng tam quan đá đẹp ngay để nhận ngay những mẫu bản vẽ cổng tam quan chùa, đình, lăng mộ mới nhất
Địa chỉ: Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
SĐT: 0904675686
Website: daninhbinh.vn
Chúng tôi cam kết đem đến cho bạn những sản phẩm chạm khắc đá mỹ nghệ chất lượng cao nhất với giá bán tượng chó đá, mộ đá, đồ thờ đá … tốt nhất.