Tết Đoan Ngọ đã trở thành một ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam. Nhà nhà làng làng đều sửa lễ cúng ông bà Tổ tiên, cúng Thần thánh, cúng các vị Tổ sư của nghề. Đặc biệt đây là tết chú ý đến viêc bảo vệ sức khỏe của con người. Đó là việc giết sâu bọ, bằng cách ăn rượu nếp làm cho sâu bọ trong người bị say, sâu bọ chết.
Tết Đoan Ngọ năm 2019 ngày nào ? Năm nay Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào ngày 7 tháng 6
Tết Đoan Ngọ là gì ?
Tết Đoan Ngọ là ngày Tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào đúng giờ Ngọ giữa trưa ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nểu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5 tháng 5. Cách diệt sâu bọ trong người như sau: mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Sự Tích Tết Đoan Ngọ
Theo sự tích Khuất Nguyên – Trung Quốc
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5.
Để tỏ lòng thương tiếc người trung nghĩa, hằng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Theo văn hóa Việt Nam
Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
“Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.”
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày “Vía Bà“, thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày “nước quay”, vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Một số tên gọi khác của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết Đoan Dương, tết Trùng Ngũ hay Trùng Nhĩ. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ có nghĩa là gíữa trưa, là lúc khi dương đang thịnh… Xét về địa lí thì Ngọ ở vào phương Nam, mà cung Ngọ thuộc Dương và tháng 5 cũng là tháng Ngọ, do vậy tháng 5 là tháng khí Dương tràn ngập, hưng thịnh nhất năm.
Người ta còn gọi tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan Ngũ (ngày 5 tháng 5). Do vậy, mà các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 5 được gọi Đoan nhất, Đoan nhị, Đoan tam, Đoan tứ…
Các tục trong tết đoan ngọ
Tắm nước lá mùi
Đây là tập tục thường thấy ở các làng quê. Người ta đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, là sả, lá tre vào chung một nồi, rồi mọi người già trẻ lần lượt thay nhau dùng để tắm. Mùa nắng lại tắm nước nóng có lá thơm, mồ hôi toát ra, cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho người ta phấn chấn và có lẽ cũng trị được cảm mạo, bởi nước lá mùi là vị thuốc Nam.
Hái thuốc mồng 5
Cây cỏ quanh ta có nhiều thứ trở thành vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Nhưng nếu các loại thảo mộc ấy được hái vào ngày 5 tháng 5, và đúng vào giờ Ngọ thì tính dược càng được tăng lên, chữa các bệnh cảm mạo, nhức đầu đau xương… sẽ nhanh khỏi hơn. Do vậy dân gian thường hái ngải cứu, đinh lăng, tía tô, kinh giói… đem phơi khô cất đi, khi nào lâm bệnh thì sắc uống.
Làm lễ cúng tết Đoan Ngọ
Sắm lễ cúng tết đoan ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ, Tết Diệt Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
- Hương, hoa, vàng mã
- Nước
- Rượu nếp
- Các loại quả: Mậu, Hồng xiêm, Dưa hấu, Vải, Chuối…
Văn khấn tết Đoan Ngọ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a dí Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Tảo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:………………………………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày :………………………………………………………………..
Gặp tiết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa hoa, quà trả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vi Dại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ đại, ngài Bản gìa Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giảng lâm trước án. chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo. Tố Tỷ, chu vi Hương linh gia tiên nội ngoai họ,…………. cúi xin thương xót con chảu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng Con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết, hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Xem thêm: