Cải táng là gì ?
Theo dân gian tương truyền thì có nhiều lý do khiến con cháu phải cải táng mồ mả tổ tiên. Có thể là do lúc chôn cất vì quá bối rối hoặc không đủ tiền lo liệu nên khi chôn cất đã không được kĩ lưỡng, một phân do lăng mộ có những hiện tượng sụt lỡ, cây cối trên mồ khô héo, gia quyến thường xuyên gặp chuyện chẳng lành. Hay chỉ đơn giản là cải táng để cầu mong phước lộc, công danh cho con cháu về sau,… hoặc muốn xây dựng một mẫu lăng mộ đá đẹp hơn.
Chọn ngày tốt xả tang
Để tang người chết (thọ chế), đã đủ năm (12 tháng) rồi, muốn xả tang (không thờ bài vị nữa), nên chọn 14 ngày tốt lành và trực sau:
Ngày tốt | Trực |
Nhâm Thân, Bính Tí, Giáp Thân, Tân Mão, Bính Thân, Canh Tí, Bính Ngọ, Kỷ Dậu, Tân Hợi, Nhâm Tí, Ất Mão, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân | Trừ |
Chọn ngày tốt cải táng mộ
Kiêng kỵ khi cải táng mộ
Phải chọn ngày thích hợp, tránh ngày khắc với tuổi người chết, để không gặp họa về sau:
- Kỵ các ngày Lục xung, Lục hình, Lục hại;
- Chọn năm và ngày thì nên chọn theo Tam hợp, Lục hạp, Chi đức hợp, Tứ kiểm hợp cúa tuổi người chết;
- Chọn Ngũ hành là ngày tương sinh hay tỷ hòa, tránh ngày tương khắc;
- Tùy theo tháng, việc bốc hay di dời mộ, cần phải tránh thêm các ngày Trùng tang, Trùng phục, Tam tang, Thọ tử, Sát chủ, Nguyệt phá, Thiên tặc, Hà khôi,…
- Theo các cụ xưa, việc bốc mộ, di dời mộ nên tránh các tháng hè nóng bức, mà chọn vào các tiết từ cuối Thu (Thu phân và Hàn lộ, …) cho tới trước tiết Đông chí của năm trước, sang năm sau thì từ Kinh trập, Xuân phân tới tiết Thanh minh.
Lưu ý: Khi xem ngày giờ tẩm liệm, chôn cất, bốc mộ thì phải coi theo tuổi người chết.
Tiến hành cải táng
(1). Trước hôm cải táng phải làm lễ cáo vong và các gia tiện.
(2). Ngày cải táng lại phải làm lễ khấn thổ thần nơi mả (mồ) xin đào lên và cúng thổ thần nơi sắp đem chôn lại.
(3). Sau khi đào đất, cạy nắp quan tài, thu lượm từng cái xương, chăm chú không bỏ sót, để khỏi bỏ lại những mẩu xương, đốt ngón tay, ngón chân. Để tránh trường hợp bỏ xót những mẩu, đốt xương ngón tay, chân gia quyến luôn phải thực hiện đầy đủ và cẩn thận nghi thức nhập quan và lúc liệm.
(4). Khi lượm, rửa xương, người ta phải kiêng, giữ không để cho ánh mặt trời soi vào.
(5). Xương được rửa sạch, xếp gọn vào tiểu sành (hũ sành), rải nước ngũ hương, phủ giấy tráng kim, đậy nắp tiểu. Việc thu nhặt xếp xương vào hũ sành (tiểu sành) gọi là sang tiểu (tục ngữ có câu: đợi “sang tiểu”, là có ý nói đợi đến chết cũng chưa làm được, tức là rất tỉ mỉ, chi ly). Nhà giàu sang, gói bọc xương bằng gấm vóc như liệm lúc mới chết và ngoài hũ sành (tiếu sành) lại có quách bằng gỗ qúy, sơn son trang trọng.
(6). Áo quan cũ được tháo gỡ, những tấm gỗ tốt dày dặn, dầu cho là gỗ vàng tâm cũng không được dùng làm gì, ngoài việc bắc cầu trên đường, lót chuồng trâu, chuồng ngựa hay chắn chuồng heo.
(7). Đem táng nơi khác (nơi đất chỗ khác đã chọn). Không bao giờ lại táng luôn nơi cũ.
(8). Ngày cải táng, con cháu lại phải để tang một lần nữa, nhiều gia đình lại khóc lóc thảm thiết.
(9) Cải táng xong, gia đình về làm lễ cúng vong và gia tiên, ăn uống trong tinh thần gia tộc.
(10). Sau khi cải táng, mới được thỉnh lư hương và thân chủ sang nhà thờ chung với tổ tiên, nếu không muốn thờ riêng như trước.
(11). Khi “hung táng”, mộ đắp hình chữ nhật theo chiều đặt quan tài lúc hạ xuống, khi “cải táng” thì đắp tròn gọn hơn, nếu không xây đắp hoa mỹ.
Ghi chú: Xưa, nhiều thầy dạy học sống cuộc đời thanh bạch, được các học trò của mình cùng nhau lãnh việc cải táng, xây mộ phần và tế yên mồ mà rất trọng thể.
Chọn trực của ngày bốc hay di dời mộ
Trong lịch âm có tháng thiếu (29 ngày), tháng đủ (30 ngày), tuy vậy không phải ngày 29 hoặc ngày 30 đã hết tháng, mà cần phải căn cứ vào 24 tiết khí hoặc chỗ nào hòa trực (tức hai trực giống nhau ở ngày kề nhau, bởi mỗi ngày là một trực), lúc đó mới sang tháng khác (trên lịch in hàng năm không nêu điều này).
Trong thực tiễn, nhiều khi đã sang tháng mới được in trên lịch 5-7 ngày mà vẫn phải theo tháng cũ. Chú y là đầu tiết bao giờ cũng liền 2 trực giống nhau (một trực là ngày cuối tháng một trực là ngày đầu tháng).
Trong số 12 trực, có các trực tốt sau:
Trực | Tính chất trực |
Thành, Mãn | Đa phú quý |
Khai, Thu | Họa không vong (họa không tới) |
Bình, Định | Hưng nhân khấu |
Chọn ngày thừa kế tước phong, truyền nghề, ngôi báu
Truyền ngôi, truyền nghề, đi nhậm chức hay thăng quan có thể gặp may, rủi, nên chọn 26 ngày tốt sau:
Chọn ngày | Kỵ trực |
Giáp Tí, Bính Tí, Mậu Tí, Canh Tí, Nhâm Tí, Quí Sửu, Bính Dần, Nhâm Dần, Đinh Mão, Kỷ Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Quí Tỵ, Bính Ngọ, Canh Ngọ, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Mậu Thân, Canh Thân, Ất Dậu, Tân Dậu, Bính Tuất, Canh Tuất, Ất Hợi, Kỷ Hợi, Tân Hợi | Kiến, Mãn, Phá, Thu, Bế, Bính |