Tết Thanh Minh
Ông bà ta xưa chọn tết Thanh Minh là ngày căt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết trở nên ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt tươi mọc trùm lên mộ, có thể gây sụt lở mộ nên con cháu cần phải ra cắt cỏ, đắp đất lên mộ.
Tết Thanh Minh ngày nào ? Theo tập tục xa xưa tết Thanh Minh bắt đầu từ ngày mồng 5 đến hết ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch. Tết Thanh Minh 2019 sẽ rơi vào ngày 9 đến ngày 14 tháng 4 dương lịch
Ý nghĩa tết Thanh Minh xưa
Người xưa có câu:
“Trăm năm còn có gì đâu
Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì”
Ý muốn nói khi sống con người thường bị cuốn theo vòng xoáy cuộc đời. Ganh đua, lam lũ. bọ chen cho cuộc sống. Để khi hai bàn tay buông xuôi mọi thứ đều chấm hết.
Song lẽ sống ở đời, khi còn mắt thấy tay sờ chúng ta lại không nhận ra để đến khi âm dương cách biệt thì tình cảm giữ cha con, ông bà, tổ tiên mới thật sự ý nghĩa. Và tết Thanh Minh là ngày để con cháu báo hiếu đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên.
Việc chăm sóc mộ phần cũng như cúng lễ tổ tiên trong tiết thanh Minh để chứng minh thêm đạo nghĩa hiển hiện bản chất dân tộc, con người phương Đông.
Tiết Thanh Minh để truy tư công đức, để nhớ để thương, để bùi ngùi súc động. Nhưng không vì lẽ đó mà ảm đạm buồn rầu.
Điều cốt lõi trong Tết Thanh Minh là ra nghĩa trang thăm nom phần mộ Gia tiên xem có bị cỏ cây xâm lấn hay thú hoang đào bới hay không. Nếu có thì phải vun đắp, nhổ cỏ, không được thờ ơ, thậm chí là thất lạc phần mộ.
Tết Thanh Minh ngày nay
Ngày nay, mọi người đã có ý thức về phần mộ tổ tiên mộ cách đúng mực hơn. Ngoài việc sửa sang phần mộ người ta còn sắm lễ tại nghĩa trang, nghĩ đến việc cúng thần linh, mời vong linh về chứng giám cho tấm lòng thành của con cháu.
Do vậy trong tết Thanh Minh nhà có điều kiện chú ý đi tảo mộ, lo lắng sắm sửa làm lễ cúng mời tổ tiên về xơi lưng cơm, hưởng chút lễ mọn mà con cháu thành kính cúng dâng.
Có nhiều gia chủ ra nghĩa trang đặt lễ vào miếu thần linh, đèn nhang khấn vái, mong có sự âm phù hộ cho mồ yên mả đẹp.
Sắm lễ tết Thanh Minh
Lễ trong tết Thanh Minh gồm có: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò), hoa quả.
Khi đến nghĩa trang nơi đặt mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn hương, nhang vái ba vái vị Linh thần Thổ Địa rồi khấn:
“Sống về mồ về mả
Không ai sống về cả bát cơm”
Văn khấn tết Thanh Minh
Bất kỳ thời điểm nào trong năm khi đi tảo mộ ai đó trong họ, thăm viếng đều có thể cúng bài khấn này:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy: (cha, mẹ, hoặc người mất)
Hôm nay là ngày…. tháng….. năm….. (âm lịch)
Trước phần mộ tại thôn….. xã (phường)….. huyện (thành)….. tỉnh….. nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhân tiết (hoặc ngày)…..
Con (cháu) là….. đồng gia quyến thăm viếng phần mộ, thành tâm sửa biện lễ vật hương hoa cáo yết Tôn thần, cúng viếng Hương linh. Xin được quét dọn sửa sang mộ phần.
Cung duy:
Nhờ công ơn võng cực, đức độ cao dày của Hương linh…
Nhờ sự độ trì của thần linh, khiến gai cảnh bình an khang thái.
Tiếp theo nếp cũ chúng con (cháu) đồng giá,
Nguyện sống thuận hòa làm ăn chăm chỉ,
Hiếu hiền nhân hậu, lưu phúc về sau,
Rạng rỡ gốc nhà, đẹp lòng tiên tổ
Cúi xin thần linh chứng giám
Hương linh….. đồng lai thấu cho tấc lòng
Thụ hưởng lễ vật, trà tửu phù lưu
Quả phẩm kim ngân, lòng thành giám cách
Kính mong chư vị, phù hộ độ trì
Giả tai cứu nạn, hung nghiệt qua đi
Ban tài ban lộc, mọi sự hanh thông
Độ cho gia đạo hưng long, quế hòe tươi tốt.
Cẩn cáo.