Những điều cần biết về tang lễ, việc phải làm với người hấp hối, quá cố

Quy luật của tạo hóa Sinh – Lão – Bệnh – Tử là điều mà không ai có thể tránh được. Việc một người ra đi về nơi vĩnh hằng là điều tất yếu. Những việc chuẩn bị cho người quá cố, khi gần đất xa trời thể hiện tấm lòng thành kính đối với người quá cố. Và cũng là một phép tắc mà ai cũng cần phải biết.

Nhưng nhà có người mất thì phải làm gì ? Không nhiều người rõ về việc chuẩn bị tang lễ hay những điều cấm kỵ khi tang lễ.

Những việc phải làm trong lúc người bệnh hấp hối

Đặt tên cúng cơm (Thúy hiệu)

Trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, họ có thể tự đặt tên cho mình. Nếu đã hôn mê, thì người nhà căn cứ vào đức tính cùa người bệnh lúc sinh thời để đặt tên hiệu.

Thiết hồn

Dùng 7 thước (thước ta) lụa trắng phủ lên ngực người bệnh trước khi tắt thở (với hàm ý đón hơi thở người bệnh vào đó). Khi nào người bệnh đã nhắm mắt xuôi tay, đem tấm lụa này kết thành hình dạng người thân có đầu, mình, chân tay. Kết xong thì đặt lên trên mình người quá cố.

Chúc khoáng

Trước giờ phút lâm chung, người nhà (con cháu) phải thay nhau túc trực bên giường bệnh, cần theo dõi chặt chẽ (xem đồng hồ) để biết chính xác lúc nào người bệnh tắt thở – lâm chung. Kinh nghiệm bằng cách lây một ít bông đặt ở lố mũi người bệnh, khi thấy bông không động đậy nữa, đó chính là giây phút lìa trần, mà người xưa gọi là “khí tuyệt”. Nghĩa là người bệnh đã qua đời.

Tuy nhiên, việc được coi là chết hắn phải hết sức thận trọng và xem xét cực kỳ kỹ lưỡng cần phải người có kinh nghiệm để nhận biết, bởi có một số trường hợp chết lâm sàng. Rồi người bệnh lại hồi tỉnh (mà người xưa gọi đó là người bệnh đang trăn trối việc gì đó cần cho người sống biết).

Lưu ý: Lúc người già hấp hối, con cháu dù có đau đớn đến mấy cũng không được khóc thành tiếng, vì như vậy người chết sẽ không được nhẹ nhàng, thanh thản ra đi. Tối kỵ để cho nước mắt rơi vào thi hài.

Những việc phải làm khi người bệnh đã tắt thở

Vuốt mắt cho người chết

Khi người bệnh đã tắt thở hẳn, thân nhân phải vuốt mắt cho người chết, để cặp mắt nhắm hắn lại và xếp chân tay, năm ngửa ngay ngắn.

Lưu ý: Từ lúc người bệnh tắt thở, phải có ngọn đèn (nến), hương và một lọ hoa nhỏ trên đầu giường.

Khiết xỉ

Lấy một chiếc đũa đặt ngang miệng người chết để cài hàm cho răng hé ra, không nghiến chặt lại, để sau làm lễ “phạn hàm”.

Mộc dục

Người quá cố sau khi đã tắt thở phải được tắm rửa bằng thứ nước thơm ngũ vị ở trong màn kín. Khi nào thấy người bệnh hấp hối, thì gia chủ phải chuẩn bị nồi lá thơm ngũ vị nấu thành nước để lau rửa gồm:

  • Lá bạch đàn
  • Lá tùng
  • Lá điệp
  • Lá mộc hoàn
  • Lá hương nhu

Trường hợp ở những nơi không đủ các loại lá vừa nêu thì thay bằng 5 loại lá khác có mùi thơm cũng được. Có địa phương với tập quán là: đối với Nam thì 7 loại lá thơm, Nữ thì 9 loại lá thơm. Dùng khăn sạch thấm nước thơm ngũ vị lau thân mình, mặt mũi, chân tay. Khi lau, để người bệnh nằm ngửa, dùng tạy đỡ luồn vào lau nước thơm khắp người bằng khăn mới, mềm, rửa mặt mũi.

Việc làm này mang ý nghĩa là tắm gội cho người bệnh để rũ hết bụi trần. Nếu người bệnh là Nam giới thì con trai hay người thân là Nam tắm, nếu người bệnh là Nữ thì con gái hay người thân là Nữ tắm. Dùng lược chải tóc cho sóng mướt, cắt móng chân, móng tạy (nếu thấy cần).

Các thứ này, cùng với tóc rơi ra khi chải, đều để vào quan tài theo đúng vị trí khi khâm liệm.

Đối với những địa phương có tập quán cải tảng, cần phải sắm cho người bệnh bít tất tạy và chân bằng ni-long, để lúc cải táng, chỉ cần rũ ra là các đốt xương tay, chân không lẫn hoặc rơi lạc. Nếu không kịp chuẩn bị tất tay, chân thì dùng các khăn trắng hoặc chuông vải bọc lại, để được gọn gàng.

Thay quần áo

Sau khi tắm rửa, làm vệ sinh sạch sẽ xong, dùng dây vải to bản buộc ngang bắp tay (ở dưới bả vai) để 2 nách khép chặt. Buộc một dây ngang bụng, một dây ngang đùi để giữ cho thi thế thật thẳng, mới dễ dàng cho lúc nhập quan.

Thay quần áo mới (quần áo chỉnh tề như người đi chơi xa). Việc thay quần áo mới ở các địa phương khác nhau cũng có tục lệ khác nhau. Nhưng theo tục lệ xưa, gồm các thứ:

  • Khăn chít đầu
  • Bông nhét lỗ tai
  • Khăn phủ mặt bằng vải trắng tinh có dải buộc ra đằng sau gáy
  • Bao tay bằng vải lụa cùng với bộ quần áo mới, giầy tất,….

Sau khi thay xong quần áo, phải đặt người quá cổ nằm ngửa ngay ngắn trên giường, tay chân duỗi thẳng. Người xưa thường lấy dây vải buộc 2 ngón chân cái và 2 ngón tay cái lại với nhau, tay được đặt lên bụng.

  • Những người thọ ngoài 70 tuổi trở lên thường được mặc quần điều, áo lam và chít khăn nhiễu tím.
  • Những người thọ 80 tuổi trở lên được mặc cả quần áo vóc điều. Đắp vải trắng hoặc giấy bản phủ mặt người quá cố.

Hạ thổ (Hạ tịch)

Rải chiếu xuống đất, đưa người chết nằm xuống chiếu một lát, lại đưa lên giường. Theo quan niệm xưa, chết trở về với cõi âm, tức là lấy đủ khí âm dương cho người quá cố.

Phục hồn

Tục xưa, lấy áo người quá cố treo lên nóc nhà (phía trước hướng về phía Bắc), rồi gọi tên tục người quá cố 3 lần. Sau đó, trèo xuống (theo hướng nóc nhà phía sau), đem tấm áo ấy đắp lên bụng người quá cố. Với ý nghĩa, hy vọng hồn người chết trở về sống lại.

Những điều cần biết về tang lễ, việc phải làm với người hấp hối, quá cố

Phạn hàm

Xưa kia, mỗi lần trong gia đình có người chết, thân nhân lấy một ít gạo nếp vo kỹ và 3 đồng tiền, lau chùi cho sáng loáng (đối với gia đình giàu có thường dùng 3 đồng tiền vàng và 9 hột ngọc trai), bỏ chúng vào trong một chiếc đĩa và làm lễ.

Lễ sơ phạn hàm:

Tang chủ (người chấp sự) lễ xuống, đứng lên ngay ngắn, rồi ngồi bên phải thi hài người quá cố, xướng lên “sơ phạn hàm”, cất vải hoặc giấy phủ mặt, lấy chiếc đũa đã đặt ngang miệng ra, bỏ 3 hạt gạo nếp1 đồng tiền vào miệng người quá cố. Lần đầu này bỏ vào mép bên trái người quá cố.

Lễ tái phạn hàm:

Tang chủ (người chấp sự) xướng lên “tái phạn hàm “, lần thứ hai này bỏ 3 hạt gạo nếp1 đồng tiền vào mép bên phải người quá cố.

Lễ tam phạn hàm:

Tang chủ (người chấp Sự) xướng lên “tam phạn hàm” và lần cuối này bỏ 3 hạt gạo nếp1 đồng tiền vào chính giữa miệng.

Sau cùng, tang chủ bóp miệng người chết cho ngậm lại ngay ngắn và lại phủ mặt như trước.

Lưu ý: Con cháu hoặc người thân phải cắt cử nhau trông giữ người quá cố suốt ngày đêm khi chưa làm lễ nhập quan, nhằm đề phòng chó, mèo nhảy qua, dễ dẫn đến trường hợp người chết bật đứng dậy sau đó lại ngã ngay xuống, mà xưa gọi hiện tượng này là “qủy nhập tràng” (tuy trong thực tế hiếm gặp).

Ngày nay, dưới ánh sáng khoa học, hiện tượng ”qủy nhập tràng” được giải thích là: do xác chết bị cuốn hút bởi một ngoại lực cảm ứng điện – từ trường. Đã có trường hợp chó, mèo nhảy qua xác chết, một giọt nước mắt ấm nóng, một chén rượu hắt văng vào xác chết, cũng lăm cho xác chết bật dậy.

Trên đây là một số những thủ tục, kiêng kỵ khi nhà có người thân hấp hối, người lâm chung hay trong tang lễ,  mà ai cũng cần phải biết.

 

==> Xem thêm: Những điều cần biết về thủ tục nhập quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ
ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ