Dấu hiệu mả kết, tiến hành cải táng và những lưu ý về thờ tự, từ đường

Dấu hiệu mả kết, tiến hành cải táng và những lưu ý về thờ tự, từ đường

Trong văn hóa tâm linh nói chung và việc làm lễ đám ma, an táng nói riêng thì vẫn đề kiêng kỵ là điều rất quan trọng. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến chính những người sống.

Vậy bạn đã biết hết những điều nên và không nên làm trong việc thờ tự chưa ? Dưới đây là một số kinh nghiệm ai cũng phải biết khi thờ cúng.

Đưa quan tài đi qua nhà trước khi mai táng

Sau khi hành lễ nhập quan (khoảng 1 giờ đồng hồ), nếu người chết do tai nạn hay vì một lý do nào khác mà nơi hành lễ và nơi thờ tự (nơi ở) khác nhau thì khi đưa thi hài đi mai táng phải qua nơi thờ tự (nơi ở).

Trên đường đi mai táng (kể cả từ nhà đi mai táng), các cụ xưa thường rải hạt minh châu để linh hồn người chết biết lối mà về (người nay thường dùng giấy vàng).

Hình thức mai táng

Từ quan niệm rằng, thân người gồm 4 yếu tố cấu thành: đất, nước, gió, lửa. Thì chôn là trả về cho đât, bỏ xuống sông là trả về cho nước, điểu táng là trả về cho gió (vì chim sống trong không trung), thiêu xác là trả về cho lửa. Bởi vậy, an táng người chết nói chung có 4 loại:

  • Hỏa táng
  • Thiên táng
  • Thủy táng
  • Địa táng

Trong đó địa táng là phổ biến hơn cả (xét toàn cầu).

Hỏa táng

Phương thức hỏa táng (hỏa thiêu thi hài người chết) rất phổ biến ở Tây-tạng, nhưng thường vì thiếu chất đốt nên người ta có thể đưa xác lên một ngon đồi cao hay một tảng đá lớn, để cho các loài chim, thú đến ăn thịt, được gọi là điểu táng, cũng giống như ở Ba-tư và Bom-bay.

Địa táng (chôn xác)

Thường được thực hiện ở vùng xa đô thị, hay người chết đã bị bệnh truyền nhiễm nặng, dễ lây lan. Nói chung, người Tây-tạng không thích việc chôn xác, vì họ tin răng cái xác chôn có thế bị linh hồn người chết nhập trở lại và hóa thành ma-cà-rồng.

Theo cách nghĩ này, người ta chuộng việc thiêu xác hay làm cách nào đó để cho các yếu tố của xác thân tan biến ngay đi.

Thủy táng

Giống như người Ấn-độ, đôi khi người ta cũng bỏ xác xuống sông, hoặc một nơi nào có nước sâu (gọi là thủy táng).

Ướp xác

Đây là loại hình thường dành cho các vị đại đức hoặc những vị thánh thiện, tôn quý. Như ở Ai-cập xưa, xác chết được vùi trong một hộc muối biển trong vòng 3 tháng, cho đến khi muối hút hết các chất lỏng của thân thê, khiến cho cái xác khô teo lại.

Rồi sau đó, người ta đắp lên một hỗn hợp gồm nhiều chất bảo quản, chống mối, mọt (chủ yếu vào các chỗ lõm) để cho hình xác trở lại bình thường, và khi xác khô cứng lại, thành một xác ướp, người ta đặt thờ trong một tu viện hay tịnh xá. Ngày nay nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc ướp xác đã phát triển lên tầm cao mới.

Dấu hiệu mả kết, tiến hành cải táng và những lưu ý về thờ tự, từ đường

Hạ huyệt và vấn đề kiêng cự

Thứ nhất: là giờ liệm và giờ hạ huyệt (mai táng) phải tránh tuổi người trong gia tộc, đặc biệt đối với con, cháu trưởng.

Thứ nhì: là con cháu đứng xung quanh huyệt mô phải ở phía ngược mặt trời, tức là đừng để bóng người sống rơi vào huyệt mộ.

Thứ ba: là bốc đất ném xuống huyệt mộ, người trong họ tộc (huyết thống) thì nên đứng hai bên: trai tay trái gái tay phải (so với mô huyệt).

Thứ tư: là đốt vàng mã nên ở phía bên trái huyệt mộ và về phía chân mộ.

Dấu hiệu Mả Kết

Theo thuyết tâm linh, người ta cho rằng mả kết gọi là “tường thụy” thì không nên cải táng, với những điềm thường hay truyền tụng trong dân gian:

  1. Thấy con rắn vàng sống ở mộ, hay có khí vật gì đó (long xà khí vật). Đất ở đây thịnh => mả kết

  2. Khi mở nắp quan tài thấy dây “tơ hồng” quấn quýt ở chỗ áo quan, hoặc có những giọt nước trắng như sữa ở bên ngoài hoặc trong áo quan có vẻ hơi ấm, mả như vậy có sinh khí và đã kết, phải lấp lại ngay;

  3. Một hơi ấm tiết ra ở mộ, trong mô lại khô ráo, đất đây tốt, cũng phải lấp lại ngay;

  4. Những xương cốt dính liền vào nhau kết thành tượng, mả này kết thành tượng rất quý, phải lấp lại ngay;

  5. Cho dù nằm dưới đất trũng, đất ruộng, mà tự nhiên bồi đất lớn ra, cao lên, như vậy là mả phát, gia đình con cháu làm an phát đạt, giàu có và đỗ đạt.

Cải táng mộ

Cải táng chủ yếu dùng cho trường hợp địa táng. Cần lưu ý rằng, khi đã chôn cất, được “mồ yên mà đẹp”, nếu không gặp trường hợp bất đắc dĩ (nguyên nhân khách quan buộc phải di dời) thì gia chủ tuyệt đối không được tự ý di dời “phần mộ”.

Xưa kia cũng không nhiều người tiến hành cải táng, vì sợ động vào long mạch. Theo tục lệ xưa, chôn lúc mới chết là “hung táng“, ba bốn năm sau là “cải táng” nhằm đạt ý muốn của người sống. Cải táng là tục lệ, lý do có nhiều gồm:

  1. Do quy tập mộ vào nghĩa trang chung, vào lăng tẩm của gia tộc, dòng tộc, họ tộc, bộ tộc, đưa vợ về với chồng (chồng về với vợ), con về với cha mẹ, hay cũng có thế do phong tục tập quán của những vùng, miền qui định nơi chôn cất tạm thời và nơi chôn cất vĩnh cửu.

  2. Do quy hoạch của Nhà nước buộc phải di dời, ngày nay có thể do giải phóng mặt bằng.

  3. Do hoàn cảnh gia đình nghèo, phải mua tạm cỗ ván xấu (không đủ tiền mua cỗ áo quan tốt), không bền chắc, đợi 3 4 năm sau xin cải táng kẻo áo quan cũ xấu, hư nát có hại đến di hài, mất phần phúc đức, sợ tổ tiên quở trách và để dùng tiểu sành có thể tồn tại nhiên niên vạn đại;

  4. Do gặp lúc bât lợi (thời tiết, mùa màng,…) phải mai táng tạm bợ nơi không vừa ý.

  5. Do xa xứ, người chết ở một nơi xa, phải tạm chôn cất nơi đất khách quê người, cải táng để đưa về quê cha đất tố.

  6. Do nơi chôn cất có mối, kiến, sụt lở vì nước ngầm.

  7. Do xảy ra một số vụ việc bất thường, 

Dấu hiệu mả kết, tiến hành cải táng và những lưu ý về thờ tự, từ đường

Một số nguyên do

  • Có một số hiện tượng bất thường ở mộ (nứt, sụt lở…) – mồ mả không yên
  • Trong nhà có dâm loạn, trai gái bỗng nhiên hư hỏng,… làm mất thanh danh gia đình dòng họ – do mồ mả động;
  • Ra đường trai gái hóa ra điên cuồng, hóa tai (tai nạn), chết chóc,…  – mồ mả bị chạm nọ, phạm kia;
  • Người mất, của sạch sinh ra kiện tụng nhau – âm phần bị chiếu góc nọ, đào bới phần kia;

Tóm lại: thông thường, khi người trong nhà làm ăn lủng củng, hư hao sản nghiệp, con cháu có đứa đâm ra ngỗ nghịch đến mức gây án mạng, hay trong nhà có nhiều người thường hay đau yếu, nhất là trọng bệnh,… thì cho răng đất chôn cất sát mạch, sát hướng, hoặc là động mả vì có rễ cây mọc xâm nhập vào quan tài, làm cho hài cốt không được yên.

==> Xem thêm: Cải táng là gì ? Chọn ngày tốt cải táng

Tiến hành bốc mộ (cải táng)

Một vài kinh nghiệm khi gia chủ tiến hành bốc mộ (cải táng) cần phải nắm rõ:

  1. Việc bốc mộ phần phải tiến hành vào buổi bình minh, khi mặt trời chưa nhú. Bởi vì phải tránh ánh nắng (các tia của mặt trời) chiếu vào sẽ làm hủy hoại xương cốt;

  2. Khi thực hiện phần gom hài cốt, nhặt lấy xương xếp vào một tiếu sành rồi vẩy nước hoa vào, lúc hoàn tất phải hàn nắp cho kín không cho ánh sáng lọt vào;

  3. Nếu hài cốt cải táng đưa đi chôn nơi khác thì ngoài tiêu sành phải có áo quan nhỏ và sắp xếp hài cốt như hình người và tẩm liệm thật kỹ như lúc mới chết;

  4. Thông thường muốn cải táng cho một ngôi mộ, ít nhất cũng phải trên ba năm kế từ ngày “hung táng” (chôn cất tạm), bởi khi ấy mùi tử khí không còn ảnh hưởng đến môi trường và cũng là đạo lý trong tập quán dân gian;

  5. Theo thuyết tâm linh, thứ tự cải táng: Ông trước bà sau, cha rồi đến mẹ, chồng rồi đến vợ, anh rồi đến em, …

  6. “Hung táng” (chôn cất người mới chết) đắp mộ theo chiều dài thân, cải táng đắp mộ theo hình tròn;

  7. Trước khi cải táng, phải tổ chức lễ “cáo đường” nơi thờ tự, một lễ xin thổ thần cho đem hài cốt người thân di dời nơi khác và thêm một lễ động thổ, xin thổ thần nơi đất mới cho đem hài cốt người thân về an nghỉ;

  8. Quan tài cũ không dùng, phải bỏ. Tùy tập quản có nơi lấy về làm chuồng nuôi súc vật để không bị sâu chân. Có nơi lấy những mảnh gỗ làm “bàn cầu cơ” bói toán, hoặc bị đau nhức thì lấy đốt lên để dưới gầm giường cho cơn đau giảm bớt.

Những điều cần biết về thờ tự

Mỗi người đều được đại tướng Chân Đạt La canh giữ quỷ Dạ Xoa che chở; vì thế, mùa xuân hàng năm nên vào miếu để tiếp nhận sự che chở của đại tướng. Nếu như đó là năm Thái Tuế thì nên cúng Đại tướng để được che chở. Nếu có thiện tâm thì nên tìm đến các chùa, miếu tĩnh mịch vào đêm 30 Tết cầu đảo đế năm đó có sức khỏe dồi dào, mọi điều may mắn.

Dấu hiệu mả kết, tiến hành cải táng và những lưu ý về thờ tự, từ đường

Kiêng cử khi đeo tang

Những việc cần tránh và kiêng  khi đang trong qua trình đeo tang (chịu tang):

  • Tổ chức hỷ (cưới hỏi), tiệc tùng, mừng công, vui chơi giải trí,…;
  • Sửa nhà, đục khoét tường, đào bới đất trong nhà, trong vườn (như đào ao, đào giếng), sửa cống xây tường rào,… (động long mạch từ đường);
  • Làm nhà mới, khai trương mở hiệu mới,…;
  • Chia cúa cải, tài sản, tiền bạc,… ;
  • Đến xông đất mồng Một tết, đến mừng nhà người khác tân gia, cưới hỏi,…

Lưu ý về nhà thờ tổ tiên

Vị trí nhà thờ tổ tông (từ đường) đặt trên đất hương hỏa là vị trí đẹp nhất, đặt ở đây con cháu được hưởng nhiều phúc lộc, còn nếu đặt ở trên đất không phải là đất hương hỏa thì phúc lộc sẽ kém đi. Trong trường hợp đất hương hỏa không còn, tất nhiên buộc gia chủ phải chịu.

Trường hợp đặt nhà thờ tại một gia chủ khác (khách) trên đất hương hỏa của mình (chủ), mà nhà thờ tổ tông của chủ bị lép vế so với nhà thờ tổ tông của khách, thì con cháu bị nhiều chuyện rắc rối khó giải, có khi còn lụn bại dần.

Luật thờ cúng

Các cụ xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc thờ cúng phải tuân theo luật Tứ đại đồng đường, tức người hầu (hầu sự) là người cùng huyết thống thì mới thiêng.

Người có niên bậc lớn, rồi tiếp theo là niên bậc kế tiếp, cùng bậc thì xét người có tuối lớn, rồi người có tuổi bé tiếp theo, khác với luật đích tôn (luật đích tôn là nói về truyền ngôi báu, truyền nghề gia truyền, truyền nghiệp tổ tiên,… ).

Luật thờ cúng của các con cùng cha khác mẹ và cùng mẹ khác cha

Chúng ta theo luật phụ hệ (xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử), bởi vậy việc thờ cúng phải theo sơ đồ. Nếu hầu sự không phải là ngưòi cùng cha (không cùng huyết thống), thì việc cúng bái mất thiêng, không thành, không có tác dụng.

==> Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ
ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ